Một số hiểu biết cơ bản về công đoàn Việt Nam

Đăng ngày 02 - 08 - 2011
100%

 

Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam. Là trường học CNXH của người lao động.
             Những người lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (gọi chung là cơ quan, đơn vị tổ chức) đều có quyền thành lập và ra nhập công đoàn trong khuôn khổ điều lệ Công đoàn Việt Nam…
            Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế- xã hội. Quản lý nhà nước trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Đoàn viên có quyền:
 
1. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn; những đoàn viên ưu tú được công đoàn giới thiệu để đảng xem xét kết nạp, giới thiệu để bầu vào cơ quan lãnh đạo của đảng (nếu là đảng viên), của Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội khác; được phê bình chất vấn lãnh đạo công đoàn, kiến nghị bãi miễn cán bộ công đoàn có sai phạm.
2. Được yêu cầu công đoàn can thiệp bảo vệ nhân phẩm, quyền và lợi hợp pháp chính đáng khi bị xâm phạm; đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Được công đoàn tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và công đoàn; hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn; được tham gia sinh hoạt văn hoá thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do công đoàn tổ chức.
4. Khi nghỉ hưu, đoàn viên được nghỉ sinh hoạt công, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng; được tham gia sinh hoạt CLB hưu trí. Ban liên lạc hưu trí do công đoàn giúp đỡ. 
Đoàn viên có nhiệm vụ:
1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
            2. Thực hiện các Nghị quyết của công đoàn tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí, tuyên truyền phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn.
3. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị văn hoá chuyên môn tay nghề; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
4. Giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ nghề nghiệp, lao động hiệu quả và tổ chức cuộc sống; đoàn kết giúp đỡ nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC- LĐ và tổ chức công đoàn.
 


Tin mới nhất

Quy trình tiến hành thành lập công đoàn (02/08/2011 3:56 CH)

°
1638 người đang online