Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN trên địa bàn tỉnh – Một số tồn tại và đề xuất kiến nghị
KCN Phố Nối A và KCN Dệt May Phố Nối là hai khu công nghiệp đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh từ năm 2003. Khi thành lập tại các KCN này đã có 5 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 24,8 triệu USD được cấp phép đầu tư. Từ 2004 đến nay, đã có thêm 100 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.345 triệu USD được tiếp nhận vào trong 04 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Phố Nối A, Dệt may Phố Nối, Thăng Long II và Minh Đức). Một số dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả đã điều chỉnh tăng vốn đầu tư, với tổng số điều chỉnh tăng 251 triệu USD
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT SAU CẤP PHÉP ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN.
Quản lý, giám sát sau cấp phép đối với các dự án đầu tư nhằm kiểm soát chặt chẽ công tác triển khai dự án, chấp hành pháp luật của các chủ đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Qua đó giúp cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc phát sinh, cũng như những vi phạm của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, để có biện pháp chấn chỉnh, tháo gỡ và xử lý kịp thời theo thẩm quyền, góp phần bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng định hướng và đúng quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Khu công nghiệp (KCN).
Thu hút đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2003 – 2013.
Với lợi thế vị trí địa lý nằm phía Đông Nam của thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cùng với khả năng tiếp cận nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng từ các thành phố lớn và tận dụng tốt được các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn của nhà nước đã đầu tư trên địa bàn. Hưng Yên có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Trong 10 năm qua, việc thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã đạt được những kết quả khả quan. Chính sự thu hút đầu tư phát triển các KCN đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về xây dựng trong các KCN, thực trạng và giải pháp
Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, Ban Quản lý các KCN đã thực hiện 87 lượt giám sát xây dựng trong quá trình các doanh nghiệp triển khai thi công xây dựng công trình, qua đó đã phát hiện 21 trường hợp có vi phạm về trật tự xây dựng, trong đó có 10 trường hợp xây dựng công trình khi chưa có GPXD, 11 trường hợp xây dựng sai nội dung GPXD, tập trung vào các vi phạm chính như: xây dựng công trình không có trong mặt bằng quy hoạch tổng thể đã được Ban quản lý các KCN chấp thuận; tự ý điều chỉnh định vị xây dựng, quy mô diện tích xây dựng công trình; tự ý cơi nới hạng mục công trình, ảnh hưởng đến công tác PCCC...